Doping trong bóng đá và mức độ xử phạt khi cầu thủ sử dụng

5/5 - (1 vote)

Doping trong bóng đá là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và có thể bị xử phạt nặng nề. Lý do gì khiến nó trở thành tình huống nguy hại và dễ bị cáo buộc như vậy. Hãy cùng 90phut chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua nội dung bài viết hôm nay bạn nhé!

Tìm hiểu đôi nét về doping trong bóng đá 

Có thể bạn chưa biết doping là một chất được pha chế vô cùng đặc biệt, nhiều người còn gọi đây là thuốc. Trong thuốc này, người ta điều chế từ các chất cấm và có tác dụng tăng cường sức khỏe. Khi sử dụng doping, cầu thủ có thể có sức bền và thể lực tốt hơn để tham gia thi đấu. Dù đang có thể trạng không tốt, chỉ cần dùng một lượng nhỏ chất này thì cầu thủ có thể tăng tốc. Do đó, một số cầu thủ đã lạm dụng để thi đấu không công bằng, tạo nên những chiến thắng không tốt. 

Không những vậy, nếu sử dụng chất này, vận động viên có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Về lâu dài, cầu thủ sẽ càng ngày càng yếu đi so với thể trạng ban đầu nếu không sử dụng nữa. Cùng với đó, doping còn khiến cho trạng thái cảm xúc của người chơi trở nên tiêu cực, cực đoan. 

Trước khi các trận đấu được diễn ra, thông thường người ta sẽ kiểm tra nước tiểu hoặc máu. Như vậy, sẽ kiểm tra được vận động viên có sử dụng doping trước trận đấu hay không. Bên cạnh đó, bất cứ lúc nào cầu thủ đều có thể bị kiểm tra nếu có sự nghi ngờ hoặc tố giác. Do đó, cách tốt nhất là đừng nên sử dụng nếu không sẽ bị xử phạt vô cùng nặng nề. 

Doping trong bóng đá - chất cấm bị xử phạt nặng nề
Doping trong bóng đá – chất cấm bị xử phạt nặng nề

Một số quy tắc xử phạt khi sử dụng doping trong bóng đá

Nếu vận động viên có sử dụng chất này trước trận đấu họ sẽ bị phạt vô cùng nặng nề. Tùy vào mỗi trường hợp mà mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau, cùng tìm hiểu các mức độ sau:

  • Trường hợp cầu thủ sử dụng không có chủ ý họ có thể bị cấm thi đấu kéo dài khoảng 2 năm. 
  • Trường hợp cố tình sử dụng vận động viên có thể chịu mức phạt cấm thi đấu đến 4 năm. Nếu phát hiện đã bị phạt nhiều lần nhưng vẫn vi phạm lần có thể cấm thi đấu vĩnh viễn.

Trong một thử nghiệm vào năm 2016, với 65 nghìn cầu thủ được thử nghiệm dùng doping trong bóng đá. Chỉ có khoảng 97 mẫu thử nghiệm được phát hiện và chiếm một phần rất nhỏ khoảng 0,29%. Điều này chứng tỏ rằng, nếu sử dụng một liều lượng nhỏ hoặc khôn khéo có thể tránh bị xử phạt. Tuy nhiên, nếu bị xét nghiệm kỹ hơn thì sẽ bị phát hiện, do đó đừng nên sử dụng chất này.

Cấm thi từ 2 đến 4 năm khi sử dụng doping
Cấm thi từ 2 đến 4 năm khi sử dụng doping trong bóng đá

Một số sản phẩm có chứa Doping trong bóng đá cần lưu ý

Trong một số chất hoặc thành phần của thuốc tây có thể chứa chất doping làm nâng cao thể trạng. Do đó, các vận động viên cần lưu ý tránh sử dụng trước khi tham gia các trận thi đấu. 

Chất kích thích doping – erythropoietin (EPO)

EPO là một chất được coi là tăng khả năng thi đấu khá mạnh cho vận động viên. Chất này là một hormone peptide được giải sản xuất từ cơ thể con người một cách tự nhiên. Nó được giải phóng từ thận và có thể làm tăng sản xuất hồng cầu, tăng khả năng chiến đấu. Do đó, đây được coi là một chất kích thích bị nghiêm cấm trong các trận thi đấu bóng đá. Sở dĩ, khi tăng hồng cầu, cơ thể của người chơi sẽ trở nên khỏe mạnh tức thì tại thời điểm đó. Khiến cho vận động viên tham gia thi không biết mệt mỏi và chiến đấu hết sức mình.

Chất kích thích hồng cầu sản sinh - erythropoietin
Chất kích thích hồng cầu sản sinh – erythropoietin là chất doping trong bóng đá

Thuốc Anabolic Steroids – tăng cường thể trạng

Đây là một loại thuốc được điều chế từ nhiều chất cấm có khả năng kích thích sức mạnh. Trong đó, thuốc có một thành phần là testosterone – là hormone được sản xuất ở tinh hoàn và buồng trứng. Chất này có thể khiến cơ bắp phát triển và nâng cao sức khỏe cho cầu thủ. Các vận động viên khi sử dụng thuốc này có thể khiến nồng độ testosterone trong máu tăng cao. Điều này có thể làm giảm mỡ cơ thể và tăng thể trạng tốt, tăng thể lực tức thời.

Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến người dùng mất dần khả năng thi đấu. Do đó, nếu sử dụng thuốc này cũng sẽ được coi là dùng doping trong bóng đá và bị xử phạt.

Doping trong thuốc lợi tiểu

Một loại thuốc được coi là chất cấm mà các cầu thủ thường sử dụng để che mắt là thuốc lợi tiểu. Trong thuốc có các thành phần như furosemide, bendroflumethiazide, metolazone và một số chất khác không liên quan. Nó sẽ khiến người sử dụng có thể trạng phù hợp cho các trận đấu quan trọng, cấp thiết. Tuy nhiên, sử dụng thời gian dài có thể ảnh hưởng đến thận và đường tiết niệu của bạn. 

Doping trong thuốc lợi tiểu
Doping trong bóng đá thuốc lợi tiểu

Thuốc tăng cường hấp thu glucose – Insulin

Đây là một loại thuốc giúp người chơi hấp thụ tốt hơn glucose vào cơ thể để tăng sức bền. Các cầu thủ có thể chạy trong thời gian dài mà không mệt mỏi, tạo nên một sân chơi không công bằng. Trong trường hợp sử dụng kết hợp với Anabolic Steroids thì cầu thủ có thể tăng cơ bắp. Do đó, loại thuốc này bị cấm đối với các vận động viên tham gia trong các trận thi đấu và được xếp vào Doping trong bóng đá. Vì vậy, trước khi tham gia các cuộc thi bạn không nên sử dụng loại thuốc này.

Xem thêm: RWB là gì trong bóng đá